Nóng Nga-Ukraine chiều 28-5: Ukraine có thể phải rút khỏi Donbass; nhà lập pháp Nga kêu gọi ngừng chiến dịch quân sự

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ukraine công bố video trực thăng chiến đấu cá sấu Ka-52 của Nga bị bắn hạ; trang web Ukraine liệt cựu ngoại trưởng Mỹ vào danh sách đen; Ukraine có thể phải rút lui khỏi Donbass...
Nóng Nga-Ukraine chiều 28-5: Ukraine có thể phải rút khỏi Donbass; nhà lập pháp Nga kêu gọi ngừng chiến dịch quân sự
Các tòa nhà chung cư bị hư hại tại thị trấn Popasna thuộc tỉnh Luhansk, Ukraine ngày 27-5. Ảnh: REUTERS

Ukraine công bố video trực thăng chiến đấu cá sấu Ka-52 của Nga bị bắn hạ

Ngày 28-5, Bộ Tư lệnh Lực lượng tấn công trên không của Ukraine công bố đoạn video cho thấy quân đội nước này đã phá hủy trực thăng chiến đấu Ka-52 ‘Alligator’ của Nga ở TP Kharkiv, hãng thông tấn Ukrinform đưa tin.

Bộ tư lệnh Ukraine viết trên Facebook: "Hôm nay, các binh sĩ Ukraine thuộc tiểu đoàn tên lửa phòng không thuộc Lữ đoàn tấn công biệt kích số 95 đã bắn hạ một trực thăng chiến đấu Ka-52 ’Alligator’ của quân đội Nga".

Ukraine: Nga rút khỏi Sievierodonetsk, Toshkivka và Oskolonivka

Theo Ukrinform ngày 28-5, chỉ huy lực lượng quân sự tỉnh Luhansk - ông Serhii Haidai quân đội Nga bị tổn thất đáng kể và buộc phải rút lui khỏi các khu vực Sievierodonetsk, Toshkivka và Oskolonivka.

Chỉ huy lực lượng quân sự tỉnh Luhansk - ông Serhii Haidai. Ảnh: UKRINFORM

Theo ông Haidai, quân Nga đã bị đẩy lùi về vị trí cũ. Một cây cầu khác giữa hai TP Sievierodonetsk và Lysychansk đã bị hư hại, nhưng lối đi giữa các thành phố vẫn còn.

"Tuy nhiên, [Nga] không từ bỏ nỗ lực tiến vào vùng hậu phương của quân đội Ukraine và làm gián đoạn nguồn cung cấp hậu cần cho Luhansk. Nga đã pháo kích vào Sievierodonetsk nhiều lần. Đã có ít nhất ba cuộc pháo kích quy mô lớn, và các cuộc giao tranh đã nổ ra ở một số nơi trên đường phố" - ông Haidai nói.

Ukraine có thể phải rút lui khỏi Donbass

Trong khi đó, cùng ngày, Tỉnh trưởng Luhansk - ông Serhiy Gaidai cho biết các lực lượng Ukraine có thể phải rút lui khỏi khu vực cuối cùng mà nước này kiểm soát ở tỉnh Luhansk để tránh bị bao vây, theo hãng tin Reuters.

Theo Reuters, việc rút quân có thể đưa Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến gần hơn đến mục tiêu chiếm trọn các khu vực Luhansk và Donetsk ở miền đông Ukraine.

Theo ông Gaidai, quân đội Nga đã tiến vào Sievierodonetsk - thành phố lớn nhất Ukraine còn nắm quyền kiểm soát ở Donbass, sau khi cố gắng bao vây các lực lượng Ukraine ở đó trong nhiều ngày.

"Chúng tôi sẽ có đủ sức mạnh và nguồn lực để tự vệ. Tuy nhiên, có thể để không bị bao vây, chúng tôi sẽ phải rút lui" - ông Gaidai viết trên Telegram.

Ông Gaidai nói 90% các tòa nhà ở Sievierodonetsk đã bị hư hại, trong đó có 14 tòa nhà cao tầng bị phá hủy trong đợt pháo kích mới nhất.

Phát biểu với kênh truyền hình Ukraine, ông Gaidai cho biết có khoảng 10.000 quân Nga đóng tại khu vực và họ "đang cố gắng đạt được lợi ích theo bất kỳ hướng nào có thể".

Nhà lập pháp Nga kêu gọi rút quân khỏi Ukraine

Hãng tin Al Jazeera ngày 28-5 dẫn thông tin từ hãng tin AP cho biết hai nhà lập pháp ở vùng Viễn Đông của Nga đã yêu cầu kết thúc chiến dịch quân sự ở Ukraine và rút các lực lượng vũ trang về nước.

“Nếu không ngừng hoạt động quân sự, nước ta sẽ có nhiều trẻ mồ côi hơn nữa” - nhà lập pháp Leonid Vasyukevich phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng lập pháp khu vực Primorsk (ở vùng Viễn Đông của Nga) ngày 27-5.

Tại cuộc họp, ông Gennady Shulga - một nhà lập pháp khác cũng đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của ông Vasyukevich.

Trước các phát ngôn đó, Tỉnh trưởng Primorsk - ông Oleg Kozhemyako cáo buộc ông Vasyukevich "làm hoen ố" danh tiếng của quân đội Nga và gọi nhà lập pháp này là "kẻ phản bội".

Sau đó, đa số nhà lập pháp có mặt tại cuộc họp sau đã thống nhất tước quyền phát biểu của ông Vasyukevich và Shulga.

Nga hy vọng Mỹ có quyết định đúng đắn về việc gửi MLRS cho Ukraine

Ngày 28-5, Đại sứ Nga tại Mỹ - ông Antonov cho biết Nga hy vọng Mỹ sẽ ra quyết định đúng đắn về việc có nên chuyển giao hệ thống pháo phản lực bắn loạt (MLRS) cho Ukraine hay không, theo hãng tin Sputnik.

Đại sứ Antonov cho biết ông hy vọng "Washington sẽ không thực hiện một bước khiêu khích như vậy".

Trước đó, phát ngôn viên Lầu Năm Góc - ông John Kirby cho biết Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc cung cấp các hệ thống MLRS cho Ukraine hay không.

Đại sứ lưu ý rằng Moscow đã nhiều lần cảnh báo Washington thông qua các kênh ngoại giao rằng việc gửi thêm vũ khí cho Ukraine sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ leo thang.

Nhà ngoại giao hàng đầu tin rằng nếu những vũ khí như vậy được cung cấp, chúng có thể được triển khai gần biên giới, cho phép các lực lượng Ukraine tấn công các thành phố của Nga. Ông Antonov lưu ý rằng Nga sẽ không khoan nhượng với tình huống này và sẽ thực hiện các bước cần thiết để "loại bỏ năng lực" của các lực lượng Ukraine.

Trang web Ukraine liệt cựu ngoại trưởng Mỹ vào danh sách đen

Ngày 28-5, trang web Mirotvorets của Ukraine liệt cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vào danh sách đen với cáo buộc "tham gia chiến dịch thông tin của Nga nhằm chống lại Ukraine", theo hãng thông tấn TASS.

Ngoài ra, nhà ngoại giao 99 tuổi cũng bị cáo buộc "tuyên truyền, hăm dọa và xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: EPA-EFE/CLEMENS BILAN

Ngày 24-5, ông Kissinger nói trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) rằng Kiev và Moscow phải đạt được một thỏa thuận hòa bình trong vòng hai tháng tới để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng hơn đối với các mối quan hệ quốc tế ở châu Âu. Theo ông, nếu xung đột tiếp diễn, nó sẽ trở thành một cuộc chiến toàn cầu giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga, theo đài RT.

Để làm được điều này, ông Kissinger nói rằng Ukraine ít nhất phải chấp nhận quay trở lại "trạng thái trước đây", hoặc từ bỏ các yêu sách lãnh thổ của mình đối với Crimea và trao quyền tự trị cho Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk ly khai ở miền đông, theo đài RT.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật