Đức sẽ gửi radar giám sát và hệ thống phòng không hiện đại cho Ukraine

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hôm 1/6, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết nước này sẽ cung cấp cho Ukraine bệ phóng tên lửa, hệ thống phòng không hiện đại và hệ thống radar.
Đức sẽ gửi radar giám sát và hệ thống phòng không hiện đại cho Ukraine
Đức sẽ cung cấp cho Ukraine bệ phóng tên lửa, hệ thống phòng không hiện đại và hệ thống radar. (Ảnh: Reuters)

Đức có kế hoạch chuyển giao 4 bệ phóng tên lửa Mars II từ kho dự trữ quân sự cho Ukraine vào cuối tháng 6. Mỹ sẽ hỗ trợ việc chuyển giao và huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng các hệ thống này. Các bệ phóng tên lửa Mars II có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách 10-40 km.

Ngoài ra, Berlin sẽ cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không Iris-T - hệ thống hiện đại nhất ở Đức. Thủ tướng Scholz tin rằng Iris-T có thể “bảo vệ một thành phố lớn khỏi các cuộc tấn công từ không quân Nga".

Berlin cũng gửi một hệ thống radar để giúp đẩy lùi các cuộc tấn công từ Nga.

Cam kết của Berlin được đưa ra một ngày sau khi Mỹ cam kết chuyển giao hệ thống pháo tầm xa Himars cho Ukraine, với điều kiện Kiev đồng ý không tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.

Chính phủ Đức muốn đảm bảo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “không giành chiến thắng” trong cuộc xung đột ở Ukraine. "Mục tiêu của chúng tôi là giúp Ukraine có thể tự vệ và thành công trong việc này", ông Scholz nói.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết việc giao vũ khí là nhằm đáp trả những bước tiến mới nhất của lực lượng Nga ở miền Đông Ukraine. Theo bà Baerbock, hầu hết các hệ thống phòng không, pháo binh và máy bay không người lái đều cần thiết để hỗ trợ quân sự cho Ukraine. 

Đến nay, Berlin đã gửi vũ khí chống tăng, tên lửa phòng không, súng máy và đạn dược cho Kiev, nhưng lại không cung cấp vũ khí hạng nặng. 7 xe pháo tự hành và 50 xe tăng phòng không Gepard mà Đức hứa hẹn vẫn chưa đến được Ukraine.

Đức là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới. Vì vậy, quốc gia này chịu nhiều áp lực về cung cấp vũ khí hạng nặng và hiện đại hơn cho Ukraine. So với các quốc gia khác ở châu Âu, chính phủ của Thủ tướng Scholz chậm trễ trong việc đưa ra các cam kết hỗ trợ Kiev bởi Berlin không muốn leo thang xung đột và vướng phải chướng ngại về pháp lý để cung cấp vũ khí cho các khu vực tác chiến.

Tới tháng 5, Thủ tướng Scholz mới hứa cung cấp những vũ khí mạnh hơn cho Ukraine. Ông nói rằng chúng sẽ không khiến xung đột leo thang và giúp kiev tự vệ để chấm dứt B.L càng sớm càng tốt.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14613
  1. Nga: Không sẵn sàng đàm phán với Nga có thể khiến Ukraine mất chủ quyền
  2. Sức mạnh của UAV ‘đại bàng xám’ Mỹ định bán cho Ukraine
  3. Những lần chết hụt tại Ukraine của chiến binh ngoại quốc
  4. Nga tố phương Tây gieo rắc nguy cơ xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương theo kịch bản Ukraine
  5. Ngày 2-6, cả nước còn 55 ca COVID-19 nặng
  6. Mỹ, NATO: Khó dự đoán được diễn biến và thời gian kết thúc xung đột tại Ukraine
  7. Nga chỉ trích Mỹ “châm dầu vào lửa” ở Ukraine
  8. Đệ nhất phu nhân Ukraine: Nhượng lãnh thổ cho Nga sẽ không chấm dứt được chiến tranh
  9. Xe bọc thép Nga dính đòn phục kích của quân đội Ukraine
  10. Nga cáo buộc Mỹ “đổ thêm dầu vào lửa”, cảnh báo xung đột trực diện
  11. Xung đột Nga-Ukraine đến bước ngoặt quyết định, các bên thay đổi mục tiêu
  12. Điện Kremlin “không tin” lời tổng thống Ukraine
  13. Nga tiến vào Sievierodonetsk từ 3 hướng, tiếp cận trung tâm thành phố
  14. Tổng thống Zelensky thừa nhận 100 quân nhân Ukraine tử trận mỗi ngày
  15. Nga nêu đích danh người hưởng lợi trong khủng hoảng Ukraine
  16. Ukraine thừa nhận bước tiến lớn của Nga ở miền đông
  17. Thay đổi có thể cho phép Mỹ chuyển giao pháo phản lực cho Ukraine
  18. Nga phát hiện 152 thi thể binh sĩ Ukraine dưới “pháo đài” Azovstal
  19. Nga kiểm soát phần lớn Sievierodonetsk
  20. Đánh giá vai trò của tên lửa Zircon nếu được Nga đưa vào cuộc chiến ở Ukraine
  21. Binh sĩ Ukraine đầu hàng ở Azovstal có thể đối mặt hình phạt cao nhất
Video và Bài nổi bật