Vì sao không giết Tư Mã Ý là sai lầm lớn nhất đời Tào Tháo?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo một số nhà nghiên cứu, sai lầm lớn nhất đời Tào Tháo chính là không giết Tư Mã Ý. Nguyên do là bởi sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý từng bước toan tính, giúp con cháu lật đổ họ Tào sau này.
Vì sao không giết Tư Mã Ý là sai lầm lớn nhất đời Tào Tháo?
Ảnh minh họa.

Tào Tháo là nhân vật trí dũng kiệt xuất, lắm mưu nhiều kế và biết cách thu phục nhân tài về làm việc cho mình. Nhờ vậy, ông trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất lịch sử Tam quốc.

Giống Lưu Bị và Tôn Quyền, Tào Tháo ôm giấc mộng thống nhất thiên hạ. Tuy nhiên, đến lúc chết, ông vẫn không thể đạt được tâm nguyện.

Khi tìm hiểu về cuộc đời Tào Tháo, một số nhà nghiên cứu, học giả cho rằng, ông đã phạm một sai lầm lớn nhất đời chính là tha chết cho Tư Mã Ý. Chính quyết định sai lầm này đã đẩy cơ nghiệp họ Tào đến bờ vực diệt vong.

Lúc sinh thời, Tào Tháo biết được Tư Mã Ý là một nhân vật lợi hại, hội tụ đủ tài năng, trí tuệ và khả năng mưu lược. Thậm chí, Tào Tháo biết Tư Mã Ý là người có dã tâm lớn, không cam chịu bị kẻ khác sai khiến.

Do đó, Tào Tháo luôn cảnh giác đề phòng Tư Mã Ý, chỉ giao cho người này những chức vụ nhỏ. Nếu Tư Mã Ý có mưu đồ làm phản thì Tào Tháo sẽ cho người "xử lý".

Tư Mã Ý cũng biết Tào Tháo là người đa nghi. Do vậy, ông luôn cẩn thận từng lời nói, hành động, không dám bộc lộ quá nhiều tài năng trước mặt Tào Tháo vì sợ nếu thể hiện hết bản lĩnh thì sẽ bị tiêu diệt.

Trước khi qua đời, Tào Tháo căn dặn con trai Tào Phi rằng: "Tư Mã Ý là kẻ không cam chịu làm thần, tất sẽ can dự vào việc lớn nhà ta". Tuy nhiên, Tào Phi không nghe theo lời cha mà trọng dụng Tư Mã Ý. Trong những năm Tào Phi nắm quyền, Tư Mã Ý dần dần lộ ý định lật đổ nhà họ Tào.

Sau 6 năm tại vị, Tào Phi qua đời. Sau đó, Tào Duệ, Tào Phương và những hậu duệ khác của Tào Tháo cũng không hiểu được lời dặn dò của Tào Tháo. Theo đó, Tư Mã Ý từng bước thâu tóm quyền lực, tiêu diệt những người trung thành với nhà họ Tào.

Tư Mã Ý tạo nền móng vững chắc cho con cháu, đặc biệt là gây ra cuộc chính biến Cao Bình lăng. Sau sự kiện này, Tư Mã Ý đã chính thức trở thành đại thần nắm trọng quyền của nhà Tào Ngụy, đặt nền móng cho con đường thao túng quyền lực và soán ngôi đoạt vị của gia tộc Tư Mã.

Tới năm 266, sau khi ép Tào Hoán thoái vị, Tư Mã viêm chính thức thành lập nên nhà Tấn. Sự nghiệp cả đời mà Tào Tháo dốc sức xây dựng đã bị Tư Mã Ý và con cháu lật đổ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật