Đề xuất chi 2.280 tỷ giải cứu dự án BOT của Đèo Cả

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ GTVT vừa có tờ trình Chính phủ đề xuất giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT. Trong đó đề xuất chi 2.280 tỷ giải cứu dự án BOT hầm đường bộ qua Đèo Cả.
Đề xuất chi 2.280 tỷ giải cứu dự án BOT của Đèo Cả
Ảnh minh họa

Bộ GTVT đề xuất điều chỉnh cơ chế hỗ trợ của Nhà nước từ nguồn thu phí trên đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan sang hỗ trợ bằng vốn nhà nước đối với Dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả. Theo đó, Nhà nước cần bố trí khoảng 2.280 tỷ đồng để thay thế cơ chế hoàn vốn cho dự án.

Dự kiến thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 28 năm 4 tháng. Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ nghiên cứu phương án thu phí nộp ngân sách nhà nước.

Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 21.612 tỷ đồng. Dự án được triển khai theo hình thức PPP; trong đó, phần vốn nhà nước tham gia vào dự án là 5.048 tỷ đồng, chiếm 23,35% tổng vốn đầu tư. Còn lại 16.564 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư.

Đến nay, toàn bộ các công trình thuộc Dự án đã được nhà đầu tư triển khai thi công hoàn thành theo đúng cam kết tại hợp đồng. Nhưng gặp khó khăn do chậm bố trí 1.180 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước; cơ chế trạm thu phí tại trạm La Sơn-Túy Loan chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến nguồn kinh phí vận hành, bảo trì các công trình hầm và phương án trả nợ ngân hàng.

Đại diện Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cho biết, số tiền 1.180 tỷ đồng hơn 5 năm qua chưa được giải ngân gây thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, doanh thu hoàn vốn dự án còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do không còn 2 trạm thu phí La Sơn - Túy Loan và Nam Hải Vân. Do vậy, từ năm 2018 - 2023, dự án thất thu khoảng 485 tỷ đồng và dự kiến từ năm 2024-2045 sẽ thất thu khoảng 9.574 tỷ đồng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật