Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Không nên nghĩ “cứ đi luân chuyển về là sẽ giữ vị trí cao hơn”

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, cán bộ luân chuyển không nên nghĩ cứ đi luân chuyển về sẽ giữ vị trí cao hơn. Sắp tới sẽ không đưa cán bộ đi luân chuyển một cách ồ ạt.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Không nên nghĩ “cứ đi luân chuyển về là sẽ giữ vị trí cao hơn”
Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Ngày 28/5, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Quy định số 65 của Bộ Chính trị “Về luân chuyển cán bộ”.

Theo bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, việc thực hiện luân chuyển cán bộ theo Quy định 65 phải đồng bộ với văn bản có liên quan đến công tác cán bộ đã ban hành trước đó. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao chất lượng công tác luân chuyển. Thường xuyên giám sát cán bộ luân chuyển, theo dõi, giúp đỡ để cán bộ luân chuyển hoàn thành nhiệm vụ.

“Dứt khoát phải nâng cao nhận thức của cán bộ luân chuyển. Cán bộ luân chuyển không nên nghĩ cứ đi luân chuyển về là sẽ giữ vị trí cao hơn”, bà Mai nhấn mạnh.

Đặc biệt, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, quan điểm của Bộ Chính trị là không tăng thêm cán bộ luân chuyển. Sắp tới sẽ không đưa cán bộ đi luân chuyển một cách ồ ạt. Yêu cầu đi thực, làm thực.

Ban Tổ chức Trung ương phải chủ động hơn, năng động hơn trong đánh giá cán bộ đưa đi luân chuyển. Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu, Ban Tổ chức Trung ương phải tăng cường kiểm tra, giám sát các quy định của Đảng về công tác cán bộ.

Theo Quy định số 65 của Bộ Chính trị việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy trình 5 bước.

Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.

Bước 2: Căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ trao đổi với các địa phương, cơ quan, đơn vị để đề xuất nhân sự luân chuyển.

Bước 3: Cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị và tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh, nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.

Bước 4: Cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với cơ quan nơi đi, cơ quan nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển. Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; đồng thời, nắm tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.

Bước 5: Cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định, chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác).

Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14565
  1. Không được cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
  2. Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân
  3. Đại biểu nói quy hoạch có sự chồng chéo, Bộ trưởng Xây dựng nói gì?
  4. Quốc hội lùi thời gian trình 5 dự án giao thông trọng điểm
  5. Thiếu thông tin về quy hoạch dẫn đến “sốt ảo”, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai
  6. Cuộc giám sát tối cao “xanh chín” và “chưa tiền lệ” của Quốc hội
  7. Nhiều phiếu đề xuất chất vấn tiếp bộ trưởng Bộ GD-ĐT về giá sách giáo khoa
  8. Trình Quốc hội 2 đường vành đai, 3 cao tốc trong tuần này
  9. Thủ tướng: Phát triển nông nghiệp phải dựa vào nội lực, yếu tố con người là chính
  10. Tuần tới, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô
  11. Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
  12. Cấm đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm
  13. Đại biểu Quốc hội phản biện Bộ trưởng Giáo dục về giá sách giáo khoa
  14. Nhà nước tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền làm chủ
  15. Đại biểu Quốc hội: 4 vận động viên được đề xuất tặng Huân chương Lao động có phải viết báo cáo thành tích?
  16. Đề xuất người lao động được quyết định mức đóng các loại quỹ xã hội
  17. Truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận của Quốc hội trên sóng Truyền hình Quốc hội
  18. Chủ tịch nước: Trẻ em phải được ưu tiên tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh
  19. Bộ trưởng GD-ĐT lý giải vì sao sách giáo khoa mới đắt gấp 2-3 lần
  20. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: Xã hội hóa có rất nhiều sai phạm
  21. Chủ tịch nước: Thanh tra sở “ngồi chơi xơi nước” nhiều, cần tính toán lại
Video và Bài nổi bật