Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn của Australia trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Với lợi thế cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này dự báo còn tiếp tục tăng trưởng.
Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh
Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2024.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 45,15 triệu USD, tăng 18,06% so cùng kỳ năm 2023. Australia là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, sau: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm 3,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 2 cho Australia, chiếm 19,8% về lượng và chiếm 21% về trị giá trong tổng nhập khẩu thủy sản của Australia trong năm 2023. Trong đó, tôm, cá tra và một số loài cá biển là các mặt hàng thủy sản chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 2 cho Australia, chiếm 19,8% về lượng và chiếm 21% về trị giá trong tổng nhập khẩu thủy sản của Australia trong năm 2023. Trong đó, tôm, cá tra và một số loài cá biển là các mặt hàng thủy sản chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam Trương Đình Hòe, do cơ cấu mặt hàng thủy sản của Australia và Việt Nam không tương đồng, nên mặc dù Australia cũng là quốc gia có tiềm năng về thủy sản, nhưng nhiều sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn có chỗ đứng tại thị trường này. Trong đó, mặt hàng tôm của Việt Nam thường chiếm hơn 70% trong tổng trị giá nhập khẩu tôm của Australia. Thị phần cá tra các loại của Việt Nam cũng chiếm gần 100% tổng trị giá nhập khẩu của Australia.

Ngoài thủy sản, thời gian qua Australia cũng tăng nhập khẩu rau quả từ Việt Nam, nhất là trái cây. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu các chủng loại quả như: xoài, nhãn, vải, thanh long... của Australia trong năm 2023 đạt 4,2 nghìn tấn, trị giá 14,5 triệu USD. Các loại quả này Australia nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam, chiếm 50,6% tổng lượng nhập khẩu của Australia, đạt 2,1 nghìn tấn, trị giá 7,2 triệu USD, tăng 40,8% về lượng và tăng 41% về trị giá so với năm 2022.

Theo các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản, Australia là thị trường có các rào cản kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe, một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Mỹ và EU. Do đó, để khai thác hiệu quả thị trường trái cây Australia, Việt Nam cần tăng cường kiểm soát chất lượng vùng trồng, hoàn thiện hệ thống đăng ký, đánh giá cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến. Cùng đó là tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường cho nông sản nói chung và trái cây nói riêng xuất khẩu sang Australia.

Australia là thị trường có các rào cản kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe, một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Mỹ và EU. Do đó, để khai thác hiệu quả thị trường trái cây Australia, Việt Nam cần tăng cường kiểm soát chất lượng vùng trồng, hoàn thiện hệ thống đăng ký, đánh giá cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến.

Về các hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu nông sản, Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu các thông tin về thị trường, tình hình thương mại đầu tư, đánh giá tiềm năng, môi trường đầu tư, kinh doanh tại Australia đối với các mặt hàng nông lâm, thủy sản. Ngoài ra, cũng cập nhật các chủ trương, chính sách, quy định mới của Australia đối với các loại nông sản nhập khẩu. Đồng thời hướng dẫn, khuyến nghị các doanh nghiệp những giải pháp để tiếp cận thị trường cũng như những lưu ý để doanh nghiệp phòng tránh tình trạng gian lận thương mại khi hoạt động kinh doanh tại Australia.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật