Sinh vật đại dương chứa nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bạch tuộc đốm xanh là một loài sinh vật biển xinh đẹp và bí ẩn, nhưng chúng lại cực kỳ độc, người ta nói rằng nọc độc của nó mạnh gấp 50 lần rắn hổ mang. Chất độc của nó thuộc loại vô phương cứu chữa mà nếu ai vô tình bị nó cắn thì sẽ tắt thở chỉ trong vòng 5 phút.
Sinh vật đại dương chứa nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang
Ảnh minh họa
ad@ contact us

Bạch tuộc đốm xanh hay còn gọi là "bạch tuộc đá vòng xanh", là loài sinh vật biển phân bố phổ biến ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Kích thước của bạch tuộc đốm xanh tương đối nhỏ và bản tính hiền lành nhưng nếu bị đe dọa thì chúng có thể là mối nguy hại đối với con người, do trong nọc độc của loài bạch tuộc này có chứa chất độc thần kinh vô cùng mạnh.

Chất độc của bạch tuộc đốm xanh vẫn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao hay đã chết. Chất tetrodotoxin chủ yếu có trong nước bọt của bạch tuộc, đồng thời còn có ở các phần mềm khác ở thân. 25g nọc độc của loài bạch tuộc này có thể giết chết 10 người nặng trên 70kg.

Bạch tuộc đốm xanh là loài bạch tuộc rất độc, chúng có lớp d‌a mà‌u vàng và có những đốm màu xanh biển trên da. Kích cỡ của loài bạch tuộc này nhỏ, khoảng từ 12 - 20 cm. Thức ăn của loài bạch tuộc này thường là những loài giáp xác, cua, tôm.

Màu sắc của bạch tuộc đốm xanh có thể thay đổi nhờ vào sự ánh sáng của mặt trời hay do độ sâu của nước. Màu sắc của chúng sẽ trở nên sặc sỡ khi bị kích động hay chuẩn bị tấn công.

Độc tố của bạch tuộc đốm xanh là một chất có tính axit mạnh được gọi là "chất ức chế cholinesterase đốm xanh - Cholinesterase inhibitor". Chất độc này được tìm thấy trong da và nước bọt của nó và được bạch tuộc đốm xanh tiết ra để bảo vệ bản thân khi cảm thấy bị đe dọa.

Chỉ một vết cắn của bạch tuộc đốm xanh rất nhỏ, khó có thể nhận biết, nhưng nọc độc thường ngấm rất nhanh vào máu gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh cơ, rối loạn hoạt động của tế bào, dẫn tới t‌ử von‌g.

Trong môi trường tự nhiên, bạch tuộc đốm xanh sử dụng các dấu hiệu vòng tròn màu xanh sáng trên c‌ơ th‌ể để cảnh báo những kẻ săn mồi tiềm năng.

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc để điều trị trường hợp bị bạch tuộc đốm xanh cắn. Chính vì vậy, tốt nhất mọi người không nên tiếp xúc với bạch tuộc đốm xanh, cũng như không sử dụng các món ăn được chế biến từ loài bạch tuộc này.

Nguồn Tin:
@ contact us
Video và Bài nổi bật